Trang chủ - Tin tức mới

6 năm nữa, Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM sẽ là thành phố thông minh?

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Viết Sinh, cả nước sẽ có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung và Nam. Như vậy, theo tiết lộ của quan chức Bộ Xây dựng, 6 năm nữa Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành đô thị thông minh.

hia sẻ tại phiên Hội thảo về Thành phố thông minh (Smart City) trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019, do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chiều 2/10, đại diện Bộ Xây dựng đã công bố về kế hoạch xây dựng các thành phố thông minh của Việt Nam.


Bộ Xây Dựng cho biết, Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng sẽ sớm thành thành phố thông minh
sau 6 năm nữa

Ông Sinh cho biết, hiện cả nước có 830 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa 38,6%. Tăng trưởng kinh tế tại các đô thị đạt khoảng 12-15%, cao gấp 1,5-2 lần tăng trưởng trung bình của cả nước.

Trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh, Việt Nam đặt mục tiêu là vào năm 2025, có ít nhất 3 đô thị thông minh tại cả 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam.

Đáng nói, ông Sinh khẳng định: Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phải hình thành chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm, từng bước kết nối mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, hiện có 30 địa phương đã phê duyệt và triển khai các dự án, đề án phát triển đô thị thông minh (trong đó có Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ...).

Tuy nhiên, ông này cho rằng: Cần nghiên cứu kỹ đặc thù của từng địa phương để đưa ra những chiến lược hợp lý, tránh việc đầu tư dàn trải, làm theo phong trào.

Ông Hưng nói, vấn đề quan trọng của xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam là cần quán triệt nguyên tắc xây dựng hạ tầng nền tảng dùng chung, dữ liệu được chia sẻ tập trung, giám sát điều hành tập trung để bảo đảm hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, phải gắn kết, không được tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển chính quyền điện tử.

“Cần coi chính quyền điện tử là nòng cốt để xây dựng đô thị thông minh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan chính quyền”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nói.

“Người dân phải được cung cấp các ứng dụng để giao tiếp với chính quyền và mọi ý kiến phản ánh của người dân phải được giải đáp nhanh và thỏa đáng”, ông Hưng nói.

Ông Hưng nhấn mạnh: “Một đô thị không thể thông minh nếu thiếu người lãnh đạo có tầm nhìn, nếu thiếu nguồn nhân lực có đủ trình độ để hoạch định, xây dựng, quản lý và vận hành đô thị đó”.

Cũng tại Hội nghị, khá nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore... đã chia sẻ về kinh nghiệm, bài học phát triển đô thị thông minh sau nhiều năm thực hiện. Vấn đề chính được các chuyên gia đề cập đến chính là hạ tầng cứng và mềm, khả năng thích ứng của người dân, lãnh đạo.

Bên cạnh đó, đô thị thông minh phải đi liền với phát triển bền vững, môi trường sinh thái trong lành và có dư địa về không gian, đất đai, cảnh quan để lại không gian sáng tạo cho thế hệ mai sau và thể hiện tổng quan kiến trúc dân tốc - hiện đại đi liền với giữ gìn các đặc sản văn hóa của dân tộc và mỗi vùng đất.

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản