Trang chủ - Tin tức mới

Chung cư ven hồ ở Hà Nội có giá bao nhiêu?

60-100 triệu đồng/m2 là mức giá được chào tại một số chung cư ven hồ ở Hà Nội. Chuyên gia cho rằng người mua cần tỉnh táo để không bị "hớ" khi phải bỏ ra số tiền quá lớn.

Những dự án chung cư nằm ven hồ nước đang được chào bán ngày càng nhiều tại Hà Nội. Chủ đầu tư các dự án như vậy đều lấy hồ - dù là tự nhiên, nhân tạo hay chỉ là "quy hoạch"- để quảng cáo về vị trí đắc địa, môi trường sống. Từ đó, điểm chung của các dự án ven hồ ở Hà Nội là giá bán cao so với mặt bằng.

"Giá sàn" chung cư ven hồ: 30 triệu đồng/m2

Theo khảo sát của Zing.vn, một số dự án chung cư nằm ven các hồ tự nhiên Hà Nội đang được định giá thuộc phân khúc căn hộ hạng sang (cao hơn phân khúc cao cấp).

Tại một dự án căn hộ ven hồ Nghĩa Đô, giá chào bán cho mỗi m2 lên đến 60-120 triệu đồng. Một dự án khác nhìn ra hồ Đống Đa cũng đang được chào bán 30-40 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, nhiều người mua nhà phản ánh họ phải trả tới 40-50 triệu đồng/m2 mới có thể mua được những vị trí đẹp nhìn ra hồ.

Chủ đầu tư một dự án khác tại bán đảo Quảng An cũng chào giá 70-80 triệu đồng/m2 khi cho hay vị trí dự án mang tính chất “độc tôn” nhìn ra hồ Tây. Thậm chí một số căn hộ có vị trí đẹp, nhìn ra hồ được chào bán tới khoảng 100 triệu đồng/m2.

Với nguồn cung đất nền ven các hồ tự nhiên hạn chế, các doanh nghiệp tiến tới dự án chung cư cạnh các hồ nhân tạo, hồ “quy hoạch”. Tại Hà Nội, không khó để tìm thấy các dự án chung cư “ăn theo” các công viên hồ điều hòa như Cầu Giấy, Nhân Chính, Nam Trung Yên, Phùng Khoang, Mễ Trì, Mai Dịch… 

Nhờ nằm cạnh các hồ nhân tạo, giá bán các chung cư cũng không hề rẻ, phổ biến ở mức 30-40 triệu đồng/m2. Cá biệt, một số chung cư có giá bán 40-50 triệu đồng/m2.

Với thực tế quỹ đất cạnh các hồ tự nhiên trong nội thành không còn nhiều, cuộc đua giành “đất vàng” đang có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp địa ốc, trong đó có nhiều "ông lớn".

Khu tập thể Thành Công vốn gặp nhiều phức tạp trong việc cải tạo lại nhưng vẫn được nhiều doanh nghiệp để ý bởi vị trí đắc địa nằm cạnh hồ Thành Công rộng 10 ha.

Các khu vực Tây hồ Tây, bán đảo Quảng An, hồ Linh Đàm, hồ Định Công, hồ Thanh Nhàn… cũng được nhiều doanh nghiệp săn tìm quỹ đất.

Ngoài các hồ tự nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đổ tiền đầu tư xây dựng các công viên - hồ điều hòa với hình thức BT (xây dựng - chuyển giao)  để đổi lại có quỹ đất xây chung cư ven hồ.

Các dự án công viên hồ điều hòa đang có tốc độ “đô thị hóa xung quanh” nhanh chóng phải kể đến bao gồm công viên Cầu Giấy, công viên Phùng Khoang, công viên Mai Dịch…

Thậm chí, những công viên - hồ điều hòa còn đang “nằm trên giấy” như công viên Mễ Trì, công viên Nam Trung Yên… cũng đã thu hút rất nhiều dự án xây dựng chung cư xung quanh.

Ven hồ - cớ để thổi giá bán?

Theo chuyên gia bất động sản Vũ Tuấn Định, nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, chung cư ven hồ có lợi thế lớn về cảnh quan cây xanh, không khí trong lành, thoáng mát. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, đường giao tiện lợi nên được nhiều người mua nhà lựa chọn.

Ông Vũ Tuấn Định cũng cho rằng nhu cầu về nhà ven hồ nhiều, trong khi nguồn cung hạn chế dẫn tới việc giá cả tăng lên.

“Đó là quy luật thị trường khó tránh khỏi. Các nhà đầu tư cũng biết dự án chung cư ven hồ có lợi thế bán tốt nên thường được ưu tiên đầu tư”, ông Định nhấn mạnh.

Nguyên phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội còn cho biết để định giá một chung cư ven hồ cần rất nhiều yếu tố, như chất lượng xây dựng, tiện ích, cơ sở hạ tầng, dịch vụ…. Vị trí của dự án ven hồ chỉ là một phần để định giá bán. 

Khi được hỏi có việc các chủ đầu tư lấy vị trí ven hồ để tự ý thổi giá các dự án, ông Định cho rằng giá bán được quyết định dựa trên quy luật cung cầu. Dù cao hay thấp nhưng người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền ra chứng tỏ sự thành công của dự án.

Tuy nhiên, ông cảnh báo không thể loại trừ vấn đề thổi giá, bởi các dự án chung cư ven hồ tự nhiên, kể cả hồ nhân tạo không nhiều. Giá bán của các căn hộ cao gấp đôi, gấp 3 lần căn hộ cao cấp thông thường cho thấy yếu tố về vị trí được định giá khá cao. Người mua cần tỉnh táo để không phải chịu mức giá “bị thổi” chênh lệch so với thực tế.

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản