Trang chủ - Tin tức mới

Đăng tin nhà nát nhưng lại lừa khách mua đất nền

Trong lúc thị trường căn hộ, đất nền ở TP HCM đang khan hiếm nguồn cung, giá tăng cao, nhiều người có tiền nhàn rỗi chuyển sang săn lùng những căn nhà cũ, nát để cải tạo hoặc xây mới rồi bán lại kiếm lời.

Tuy nhiên, một số người phản ánh khi tìm thông tin về nhà nát trên các trang mua bán nhà đất họ gặp rất nhiều tin giả do những người môi giới đất nền lập ra để dẫn dụ khách.

Một tin rao bán căn nhà cấp 4 đã cũ trong hẻm đường Lý Chính Thắng, quận 3, giá 1,64 tỉ đồng nhưng khi có người gọi tới ngỏ ý muốn đi xem nhà thì đầu dây bên kia viện đủ lý do để từ chối và hẹn khách đến văn phòng pháp lý của một ngân hàng (căn nhà là tài sản phát mãi) trên đường Song Hành (quận 2, TP HCM) vào ngày thứ tư hằng tuần, để xem pháp lý của căn nhà rồi sau đó mới đi xem.

Một tin rao khác kêu bán một căn nhà nát ở Bàn Cờ, quận 3, diện tích 78 m2, có sổ hồng riêng, xây dựng tự do, giá 1,5 tỉ đồng... khi liên lạc theo số điện thoại trong tin, đầu dây bên kia cũng hẹn khách đến văn phòng pháp lý trên đường Song Hành, quận 2 để xem thủ tục pháp lý. Người này còn tranh thủ quảng cáo thêm về 5-6 lô đất nền bên đường Trần Não, quận 2, giá chỉ tầm trên dưới 30 triệu đồng/m2.

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy những căn nhà rao bán nói trên kèm địa chỉ đều không có thực. Còn văn phòng pháp lý trên đường Song Hành, quận 2 mà những người kia nói trong điện thoại thực chất chỉ là điểm tập kết của một số công ty bán đất nền vùng ven, đưa khách các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận…

Một đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khẳng định hơn 90% rao bán bất động sản trên một số trang web hiện nay là sai sự thật. Họ đưa thông tin giả chủ yếu để lấy số điện thoại, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng sau đó chào mời, chèo kéo dụ mua đất nền vùng ven hoặc dự án không rõ ràng.

Anh Trần Đình Thành, một người chuyên xây nhà và bán ở khu vực Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức..., cho biết thông thường người có nhà để bán không đăng báo trên mạng, họ đã có lượng khách nhất định và liên hệ trực tiếp từ người thân cho số. Còn nếu có đăng thông tin rao bán nhà thì giá không thể thấp như giá đưa ra trên các trang web. Bởi chính bản thân những người đưa tin này cũng không biết giá thị trường thật hoặc biết mà cố tình đưa giá thấp để "dụ" các khách hàng có nguồn tiền không nhiều và chưa có kinh nghiệm đầu tư, mua bán bất động sản. Vì vậy, những người có nhu cầu hãy thận trọng, đừng để bị lừa đặt cọc, mua trả góp đất nền rồi không lấy lại được, phải thưa kiện mà chỉ "tiền mất tật mang".

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản