Trang chủ - Tin tức mới

Mua nhà đất cuộc chơi đầy mạo hiểm

Bỏ tiền mua nhà đất phát mại có thể là một bước tính khôn ngoan của các nhà đầu tư bởi giá rẻ hơn 20-30% so với thị trường. Song không phải khách hàng nào cũng gặp may.

Có mối quan hệ với một người bạn làm trong ngân hàng, anh Tiến (Đông Anh, Hà Nội) biết có mảnh đất khu vực gần bến xe Yên Nghĩa đang chuẩn bị bán đấu giá phát mại. Anh nhanh chóng nộp hồ sơ và mua được mảnh đất đó với giá 1,5 tỷ đồng. Anh nhẩm tính sơ sơ cũng lời khoảng 200 triệu so với thị trường.

Tuy nhiên sau khi làm thủ tục sang tên xong ngày 06/08/2019 thì đến ngày 10/08/2019, có thông tin mảnh đất đó nằm trong quy hoạch. Mặc dù đó là thông tin nội bộ chưa công bố chính thức, nhưng nhận thấy không dễ ăn nên anh Tiến bán vội mảnh đất đó cho một đối tượng đầu cơ đất với giá gần 1,3 tỷ, chấp nhận lỗ khoảng 200 triệu.

Khác với anh Tiến, sau khi mua căn nhà phát mại trên đường Doãn Kế Thiện (quận Cầu Giấy, Hà Nội), bà Thảo đã vướng vào một vụ tranh chấp. Lý do là vì ông Cường - người bán ngôi nhà chỉ là đồng sở hữu với một người anh trai đang đi làm ăn xa. Sau khi bà Thảo hoàn tất thủ tục mua bán thì người anh này khởi kiện và đòi lại nhà.

Trước đó, ông Cường đã thế chấp nhà để vay 2,1 tỷ đồng, đến khi quá hạn không trả được nợ, ngân hàng đem phát mại. Tuy nhiên, ngân hàng không đưa vụ này ra tòa mà chỉ thỏa thuận với ông Cường tìm khách mua là bà Thảo để bán lại nhằm thu hồi vốn. 

Thực chất mua bán nhà đất phát mại là thương vụ có sự tham gia của 3 bên gồm chủ sở hữu tài sản (con nợ), ngân hàng và người mua. Do vậy, việc hoàn tất thương vụ một cách ổn thỏa đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian. Chưa kể, tính phức tạp của các mối quan hệ luôn tiềm ẩn rủi ro và có thể phát sinh bất kỳ lúc nào. 

Thứ nhất, rủi ro phát sinh khi người mua nhà phát mại mua trực tiếp từ chủ nhà cũ - tức “con nợ” thông qua sự giới thiệu từ phía ngân hàng. Lý do vì đây là loại tài sản bị tịch biên, khi người mua làm việc trực tiếp với chủ tài sản (con nợ) nghĩa là họ đang giao dịch với người không sở hữu hoàn toàn tài sản. Nếu không nắm kỹ những thông tin này, người mua có thể gặp rắc rối và phải mất nhiều thời gian để giải quyết.

Thứ hai, tài sản phát mại bị vướng tranh chấp do gắn liền với quyền sử dụng đất của người khác hoặc nằm trong diện quy hoạch… khiến người mua tài sản phát mại không thể sử dụng được.

Thứ ba, người mua nhà có khả năng gặp phải các vấn đề phức tạp trong mối quan hệ 3 bên gồm chủ sở hữu tài sản, ngân hàng và người mua. Chẳng hạn như trường hợp người thi hành án không hợp tác khi bắt buộc phải bàn giao tài sản; nhiều người sau khi hoàn tất thủ tục mua nhà bán đấu giá thì bị chủ nhà cũ lật kèo không chịu bàn giao tài sản.

Ngoài ra, cơ quan bán đấu giá cũng hay bị khiếu nại vì những sai sót như không thông báo cho người bị thi hành án cùng tham gia phiên đấu giá, khiếu nại vì cho rằng giá tài sản bị bán ra thấp hơn giá thị trường.

Để tránh các rủi ro trên, người mua dù là tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đều phải tìm hiểu kỹ các thông tin như: Vì sao nhà đất bị phát mại? pháp lý liên quan đến nhà, đất đó đã giải quyết xong chưa? ngôi nhà có nằm trong diện quy hoạch không? chủ bán có chấp nhận sự cưỡng chế của tòa và bàn giao lại tài sản không?

Bên cạnh đó, nên làm việc và mua hồ sơ đấu giá tại các trung tâm bán đấu giá có uy tín để được bảo trợ pháp lý. Đặc biệt, khi thanh toán hay đặt cọc, tốt nhất nên sử dụng dịch vụ thanh toán ba bên tại các ngân hàng, tránh thanh toán trực tiếp cho chủ nhà.

Theo: Dantri

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản