Trang chủ - Tin tức mới

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản

Sự bất tín của một số chủ đầu tư, doanh nghiệp đã góp thêm gam màu tối cho bức tranh thị trường bất động sản năm nay. Trong đó, rúng động nhất là vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng nghìn khách hàng của Công ty CP địa ốc Alibaba.

Nếu những năm trước, thị trường “sóng gió” với các dự án chậm tiến độ, dự án “đắp chiếu” khiến khách hàng phải đi đòi nhà khắp nơi thì năm nay, việc thực hiện cam kết lợi nhuận, hoàn thiện dự án, bàn giao sổ đỏ là những sự kiện ồn ào nhất thị trường.

1. Chủ đầu tư thuê lại căn hộ của khách rồi “hốt” luôn

Một số đối tượng thuộc Công ty Nam Thị, chủ đầu tư dự án chung cư La Bonita tại phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã thuê lại các căn hộ của khách hàng không có nhu cầu sử dụng rồi bán cho người khác.

Người dân căng băng rôn tố cáo chủ đầu tư dự án La Bonita ngay trước sảnh tòa nhà.

Để khách hàng không phát hiện ra việc mua cùng căn hộ, sàn thương mại với những người mua trước, nhóm đối tượng trên đã thay đổi tên, ký hiệu căn hộ và thay đổi cả chủ sở hữu, người đại diện doanh nghiệp. Việc thay “bình mới rượu cũ" này cũng là để đối phó với cơ quan chức năng nếu xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.

Đáng nói là khi bị khách hàng phát hiện, đòi trả lại căn hộ, Công ty Nam Thị đã không xử lý dứt điểm, dù thỏa thuận trả lại căn hộ hoặc số tiền bằng giá trị hợp đồng đã ký cho khách nhưng sau đó lại lần lữa không thanh toán tiền.

Vụ việc sau đó đã được giao cho công an điều tra.

2. Hành lang 1m4 - vỡ mộng căn hộ 5 sao

Dự án D’Capitale do Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư được quảng cáo là "căn hộ 5 sao" tọa lạc trên cung đường sầm uất của Hà Nội với giá chào bán từ 50-60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, khi nhận bàn giao, các khách hàng phát hiện bề rộng hành lang căn hộ chỉ có 1,4m, theo họ là chưa đạt chuẩn căn hộ cao cấp.

Nhiều khách hàng sau đó đã tổ chức căng băng rôn, thậm chí diễu hành cả dàn siêu xe trên đường với các khẩu ngữ phản đối chủ đầu tư. Họ cho rằng đã bị chủ đầu tư lừa đảo trắng trợn khi không thực hiện dự án như nhà mẫu. Ngoài ra hành lang cũng không có điều hòa, ô thoáng rộng như các dự án cao cấp khác.

Sự việc lùm xùm này cũng lắng xuống sau một thời gian, nhưng đây cũng là tín hiệu cảnh báo các chủ đầu tư về việc thực hiện cam kết với khách hàng, đảm bảo chất lượng căn hộ và không quảng cáo nhà mẫu "trên mây".

3. Công ty Bách Đạt An “quên trả” 1.000 sổ đỏ

Cuối tháng 3/2019, hàng nghìn khách hàng đã mua đất tại 3 dự án gồm Bách Đạt 1, Khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside đến quây trụ sở của chủ đầu tư để đòi sổ đỏ khi đã đóng đến 95% giá trị hợp đồng. Những dự án này do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Công ty Hoàng Nhất Nam phân phối.

Các ki ốt bán bất động sản bên trong một dự án đất nền của công ty Bách Đạt An

Tuy nhiên, khi bị người dân phản ứng, Bách Đạt An và Hoàng Nhất Nam có dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí xảy ra tranh chấp, khiếu kiện tại toà gây thêm bất an, lo lắng cho khách hàng. 

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sau đó đã giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện các dự án của Công ty Bách Đạt An. Kết quả cho thấy hàng loạt vi phạm như chủ đầu tư đã huy động vốn khi tỉnh chưa giao đất, dự án chưa có pháp lý đầy đủ, hạ tầng chưa hoàn thiện…

Ngày 28/11 vừa qua, TAND TP. Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng đặt cọc môi giới đất nền giữa Công ty (Cty) CP Bách Đạt An và Cty CP Hoàng Nhất Nam. Tại đây, tòa bác đơn của Bách Đạt An, yêu cầu công ty này phải tiếp tục hợp đồng đã ký với Hoàng Nhất Nam để ra sổ đỏ cho khách hàng.

4. Ông trùm nhà giá rẻ bị khởi tố điều tra

Ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh được biết đến với hàng loạt dự án chung cư thương mại giá rẻ tại Hà Nội như: Khu đô thị Xa La, Kim Văn - Kim Lũ, Đại Thanh, tổ hợp HH Linh Đàm…

Để kéo giảm giá thành sản phẩm, các dự án của "đại gia điếu cày" thường có mật độ xây dựng cao, sản phẩm phân phối trực tiếp qua sàn của chủ đầu tư, không quảng cáo và không sử dụng vốn vay… Giá các căn hộ chỉ dao động từ 600 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho hàng nghìn người dân. Tuy nhiên phương thức kinh doanh này khiến ông Thản chịu nhiều chỉ trích, thậm chí vướng vào vòng lao lý.

Ngày 10/7/2019 Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố ông Lê Thanh Thản về tội “lừa dối khách hàng” theo Điều 198 Bộ luật hình sự 2015.

Cụ thể, ông Thản bị Công an Hà Nội cáo buộc liên quan đến sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (CT6), phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Dự án này theo quy hoạch có quy mô 970 căn hộ nhưng trên thực tế, chủ đầu tư đã xây thêm một toà CT6C, nâng tổng số căn lên 1.590 căn.

5. Alibaba của hai tên “cướp”

Hơn 2.600 nhân viên, lập 43 dự án ảo, 6.700 khách hàng “lọt hố”, số tiền chiếm đoạt hơn 2.500 tỷ đồng… là những con số khiến dư luận bàng hoàng khi cơ quan công an phanh phui hoạt động phi pháp của Công ty CP địa ốc Alibaba.

Thời "hoàng kim" của địa ốc Alibaba

Cầm đầu “băng cướp” là Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi, Chủ tịch HĐQT) cùng với em trai Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi, Tổng giám đốc) đã gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng hơn 600ha tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu… Những khu đất này đều mang danh nghĩa cá nhân, được vẽ thành các “dự án” không có thật, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng được quảng cáo là đất nền dự án (đất ở) rồi lừa bán cho hàng nghìn khách hàng.

Sau khi Luyện cùng đồng bọn bị bắt, tâm lý nhà đầu tư đất nền vùng ven TP.HCM bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người không dám xuống tiền với đất nền giá rẻ. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản rúng động này cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong cơ chế quản lý đất đai, dự án tại một số địa phương.

6. Cocobay hay là “con cò bay”

Nhiều nhà đầu tư chua chát ví von rằng Cocobay đã biến thành “con cò bay” cùng với lợi nhuận trong mơ mà chủ đầu tư cam kết. Thông báo không thể chi trả lợi nhuận 12%/năm cho nhà đầu tư của Empire Group cũng đánh dấu sự đổ vỡ của mô hình cam kết lợi nhuận từng bùng nổ cách đây 2-3 năm. Từ sự đổ vỡ này, thị trường condotel sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn phía trước, khi mà chiêu bài lợi nhuận bộc lộ tính bất khả thi. Trong khi đó, hàng loạt vấn đề khác của condotel vẫn chưa gỡ được nút thắt như pháp lý, vận hành – quản lý… 

Một số chuyên gia cho rằng, Cocobay sẽ không phải là trường hợp duy nhất, và các nhà phát triển condotel cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, vận hành dự án thay vì chỉ vin vào mức lợi nhuận trên mây như trước đây.

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Việt Úc Varea – Tâm điểm đầu tư khu Tây Sài Gòn