Trang chủ - Tin tức mới

TP HCM có thể không xây trung tâm hành chính

Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, xây trung tâm hành chính vừa mất quỹ đất, tốn nhiều tiền mà giao thông, an ninh trật tự không đảm bảo.

Sau khi đi khảo sát trung tâm hành chính công ở TP Đà Nẵng và Quảng Ninh, UBND thành phố đề nghị Thường trực Thành ủy TP HCM cân nhắc việc xây trung tâm hành chính công vì đặc thù mỗi địa phương khác nhau.

Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến, không giống các tỉnh chỉ nhận vài trăm hồ sơ, thành phố có đến hơn 10.000 hồ sơ cần giải quyết mỗi ngày. Nếu dồn hết về trung tâm hành chính sẽ gây áp lực cho bộ máy. Trong khi đó, để xây dựng trung tâm hành chính thành phố phải tìm quỹ đất lớn, nguồn ngân sách lớn.

"Khi tập trung lượng lớn người và phương tiện về một khu sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự. Trong khi ngân sách đang bị cắt giảm do thành phố phải chia sẻ với Trung ương và cả nước, mình phải có biện pháp tiết kiệm. Trước hết, việc xây dựng trụ sở phải hạn chế tối đa", ông Tuyến nói.

Ông Tuyến yêu cầu Sở Nội vụ sửa lại Báo cáo học tập kinh nghiệm trung tâm hành chính công tại Quảng Ninh và Đà Nẵng để báo cáo Thành ủy. Trong đó, nêu rõ đặc thù và điều kiện của thành phố có đủ triển khai xây dựng Trung tâm hành chính trong bối cảnh hiện nay hay không.

Ông Tuyến cho rằng, để phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp, thành phố nên triển khai một cửa liên thông điện tử (kèm dịch vụ trực tuyến) tại từng sở ngành, lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực sẽ giao một sở làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả cho người dân. Sở đó phải liên thông với các đơn vị khác, không để người dân, doanh nghiệp cầm hồ sơ đi đến từng nơi.

Đồng thời, các sở ngành cần phấn đấu để đến năm 2020, 100% thủ tục hành chính các sở, ngành, quận, huyện liên quan đến người dân, doanh nghiệp áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (người dùng điền và gửi các mẫu văn bản qua mạng (mức độ 3), trả phí và nhận kết quả qua bưu điện (mức độ 4).

Theo ông Tuyến, trong những năm tới, nếu có điều kiện thành phố sẽ nghiên cứu xây dựng các trung tâm hành chính theo từng lĩnh vực đô thị, kinh tế, y tế, giáo dục...

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản