Trang chủ - Tin tức mới

2017 : Vẫn khan hiếm nhà giá rẻ

Các chuyên gia cho rằng giải quyết vấn đề nhà ở thương mại giá rẻ nên là ưu tiên hàng đầu hiện nay thay vì loay hoay phát triển nhà ở xã hội.

Tại hội thảo “Thị trường bất động sản Việt Nam 2016 – 2017 toàn cảnh và dự báo” tổ chức sáng 10/12, các chuyên gia phân tích sự mất cân đối cung cầu của thị trường. 

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ chỉ rõ chênh lệch lớn trong năm 2016 ở hai thị trường Hà Nội và TP.HCM. 

Tại phân khúc cao cấp chỉ có lượng cầu 20% nhưng cung trên thị trường lại chiếm đến 80% trong khi phân khúc nhà giá rẻ nguồn cung chỉ ở mức 20% còn nhu cầu chiếm tới 80% thị trường.

"Đây là nghịch lý mà chúng ta cần giải quyết trong năm 2017", ông Võ phân tích. 

Cạnh tranh có lợi cho người mua ở phân khúc nhà giá rẻ

Với giá rẻ, ông chỉ rõ nguồn lực phát triển nhà ở xã hội còn khó khăn hơn năm 2016. Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã kết thúc và được chuyển về Ngân hàng Chính sách Xã hội làm đầu mối phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy rõ nguồn lực này tác động vào khu vực ở xã hội như thế nào.

Trong khi đó, phân khúc nhà thương mại giá rẻ có một số tín hiệu đáng mừng vào cuối năm nay. Theo ông Võ, phân khúc này cần được xem là trọng tâm để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Ông Võ nhấn mạnh, việc phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ sẽ do các doanh nghiệp đảm nhiệm, thị trường điều tiết thay vì bao cấp của nhà nước.

"Thị trường điều tiết bao giờ cũng nhanh hơn, hiệu quả hơn và đáp ứng tốt nhu cầu của người mua nhà hơn", ông nói.

Nhắc lại việc Vingroup, HimLam tuyên bố tham gia phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, ông Võ cho rằng nó có thể bắt đầu một cuộc cạnh tranh có lợi cho người mua nhà. Phân khúc này chắc chắn sẽ sôi động trong tương lai.

Trong dài hạn, phân khúc nhà thương mại giá rẻ sẽ được thị trường giải quyết tốt hơn nhiều so với cơ chế nhà nước tạo ra để phát triển nhà ở xã hội. Với nhà ở xã hội, nhà nước sẽ luôn phải lo lắng chuyện trợ giúp bằng vốn, lãi suất hay đất đai… lấy nguồn lực từ nơi khác sang, do đó mất nhiều thời gian và không thể hiệu quả bằng để thị trường tự điều chỉnh.

Vốn tín dụng ngân hàng vẫn là chủ lực

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế đưa ra nhiều thông tin về cái nhìn toàn cảnh kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam trong năm 2016, những thuận lợi, thời cơ và dự báo phát triển cho năm 2017.

Về dự báo thị trường bất động sản 2017, các chuyên gia đều đồng tình với việc phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng du lịch sẽ vẫn tăng trưởng mạnh với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, cần phải có định hướng phân bổ không gian cho hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch.

Về nhà ở, phân khúc cao cấp vẫn sẽ tăng nguồn cung so với nhà ở xã hội và giá rẻ bất chấp sự trái ngược nhu cầu thị trường.

Về bất động sản văn phòng cho thuê sẽ giữ nguyên so với năm 2016 nhưng bất động sản phục vụ bán lẻ sẽ vẫn tăng trưởng mạnh do nhu cầu của ngành bán lẻ thời gian gần đây.

Về vốn phát triển bất động sản sẽ có nhiều nguồn lực hơn đặc biệt sẽ thu hút thêm nhiều vốn FDI vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, vốn tín dụng lãi vay ngân hàng vẫn là nguồn lực chủ yếu.

Và cũng cần rất chú ý đến động thái "siết" vốn vay bất động sản của Ngân hàng nhà nước do lo ngại mất cân đối giữa các phân khúc và tỷ lệ vay nợ quá cao.

Về dự báo có hay không dấu hiệu của bong bóng bất động sản trong năm 2017, các chuyên gia đều đồng tình rằng đã đến lúc cần cảnh giác vì rất có thể cuối năm 2017 sẽ “nhen nhóm” dấu hiệu của một bong bóng trong tương lai. Tuy nhiên, vào thời điểm này, nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm về thị trường.

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản