Trang chủ - Tin tức mới

Đâu là xu hướng đầu tư mới của thị trường BĐS nghỉ dưỡng?

Nghỉ dưỡng ven đô được đánh giá là một trong những xu hướng đầu tư mới của thị trường nghỉ dưỡng tương lai. Thế nhưng phân khúc này vẫn đang phải đối mặt với thách thức chung của thị trường nghỉ dưỡng là sự hụt hơi của tiện ịch, dịch vụ, hạ tầng trong quá trình phát triển.

Nghỉ dưỡng ven đô được đánh giá là một trong những xu hướng đầu tư mới của thị trường nghỉ dưỡng tương lai. Thế nhưng phân khúc này vẫn đang phải đối mặt với thách thức chung của thị trường nghỉ dưỡng là sự hụt hơi của tiện ịch, dịch vụ, hạ tầng trong quá trình phát triển.

Nghỉ dưỡng ven đô hấp lực các “ông lớn”

Tại tọa đàm "Bất động sản nghỉ dưỡng và Homestay - Tâm điểm đầu tư mới" do Tạp chí TheLEADER tổ chức, một thực tế đáng chú ý được đề cập là xu hướng các ông lớn bất động sản đổ về khu vực ven đô như FLC với kế hoạch đầu tư phát triển dự án tại phía Bắc và phía Tây Hòa Bình; Phú Mỹ Hưng “Bắc tiến” với mục tiêu xây dựng một khu đô thị sinh thái và du lịch hấp dẫn cũng tại Hòa Bình, Geleximco khai trương sân golf 27 lỗ tại huyện Kỳ Sơn…

Sự hiện diện của các ông lớn tại thị trường ven đô được các chuyên gia đánh giá trong ngắn hạn sẽ làm thị trường này trở nên sôi động, tạo tăng trưởng nhanh. Hiện thị trường ven đô mới chỉ chiếm dung lượng nhỏ của thị trường bất động sản nhưng về lâu dài, cuộc đổ vốn của các ông lớn sẽ tạo nên một thị trường thực sự với sự cạnh tranh về cơ sở lưu trú, tiện ích, dịch vụ… 

Báo cáo quý 3/2019 của Batdongsan.com.vn cũng đưa ra nhận định và con số tương đồng, ghi nhận sự sôi động của nhiều thị trường tỉnh khu vực phía Bắc, đặc biệt là thị trường ven đô. Lượng tin đăng và mức độ quan tâm của người dùng ở khu vực này tăng mạnh. Đáng chú ý, Hòa Bình nổi lên là tỉnh có sự tăng trưởng lượng truy cập tìm kiếm bất động sản cao nhất trong số các tỉnh phía Bắc. Lượng tìm kiếm tại Hòa Bình tăng 73% so với quý trước.

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Ngoại ô thì lượng khách hàng quan tâm đến khu vực ngoại ô tăng vọt là bởi lực đẩy nội ô với áp lực về môi trường, cuộc sống. Trong khi đó, thị trường ven đô có lợi thế về môi trường sống trong lành, khoảng cách di chuyển ngắn và chi phí thấp. Cùng với đó, hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, số người sở hữu xe hơi gia tăng mạnh là những cơ sở phát triển của thị trường này. 

Quang cảnh một buổi tọa đàm, nhiều người ngồi nghe trên bàn ghế xung quanh bục sân khấu.
Nhiều vấn đề nóng của thị trường nghỉ dưỡng được trao đổi tại tọa đàm "Bất động sản nghỉ
dưỡng và Homestay - Tâm điểm đầu tư mới" do Tạp chí TheLEADER tổ chức.

Nhận định về tương lai gần của thị trường ngoại ô, ông Trung chỉ ra 4 xu hướng chính:  

Thứ nhất là sự bùng nổ của phong trào homestay, các cụm homestay với sự hỗ trợ của các đơn vị trong quản lý, vận hành và bán phòng sẽ khiến thị trường này trở nên chuyên nghiệp.

Thứ hai là sự phát triển nghỉ dưỡng ven đô theo hướng trải nghiệm nông trại, giáo dục, bắt nguồn từ xu hướng các bậc phụ huynh mong muốn con mình có những trải nghiệm mới, được ra ngoài vui chơi, hòa vào thiên nhiên, phát triển trí não và thể lực cho trẻ nhỏ.

Thứ ba, các dự án nghỉ dưỡng cao cấp ở thị trường ven đô sẽ ra hàng vào năm 2020. Những khu resort 5 sao sẽ xuất hiện ngày càng đông đảo, thúc đẩy sự tăng trưởng chất lượng về cơ sở lưu trú, dịch vụ, tiện ích.

Thứ tư, sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu với việc sở hữu xe hơi dễ dàng hơn, cùng với hạ tầng hoàn thiện, tạo nên xu hướng di chuyển từ nội ô ra ngoại ô để sinh sống của người dân.

Thách thức của thị trường nghỉ dưỡng

Cũng tại tọa đàm, các chuyên gia cùng chung nhận định về một thách thức lớn mà thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam đang phải đối mặt là tiện ích, dịch vụ, vui chơi giải trí tại các khu nghỉ dưỡng của Việt Nam còn hạn chế. 

Thừa nhận thực trạng này, ông Dương Đức Hiển, Giám đốc kinh doanh nhà ở Savills miền Bắc và miền Trung cho biết, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam phát triển mạnh trong 15 năm trở lại đây. Đáng chú ý, tốc độ phát triển của thị trường nhanh nhưng các dịch vụ tiện ích đi kèm lại chưa đồng bộ. Nhiều thành phố du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng bị khủng hoảng, thiếu trầm trọng không gian sinh hoạt chung, các không gian cộng đồng cho khách du lịch. Rất nhiều công trình dự án hình thành quá nhanh nhưng phải mất vài năm, thậm chí chục năm để tiện ích cộng đồng hoàn thiện.

Ông Hiển dẫn chứng thị trường Đà Nẵng là một ví dụ điển hình cho thực trạng này. Giai đoạn cao trào của bất động sản nghỉ dưỡng, các dự án xuất hiện ồ ạt đến mức không có đường đi xuống biển. Các tiện ích nhà hàng, vui chơi giải trí phải mất 2-3 năm sau mới hoàn thiện tại nhiều dự án. Đại diện của Savills cũng nhấn mạnh, một thực trạng của bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam là tiện ích phát triển chậm, có độ trễ rơi vào 3-5 năm sau đó. 

Bên cạnh vấn đề phát triển tiện ích, dịch vụ, bà Trần Thị Thu Hiền, Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản DTJ cho rằng bất động sản nghỉ dưỡng muốn phát triển cần gắn với thiên nhiên, đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền. Khách nước ngoài đến với Việt Nam chính là đến với các nét riêng biệt của mỗi vùng miền. Do đó, trong phát triển bất động sản nghỉ dưỡng cần đặc biệt coi trọng yếu tố riêng biệt, nhằm gia tăng trải nghiệm nghỉ dưỡng – yếu tố quyết định đến thời gian lưu trú và khả năng chi trả của khách hàng. 

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản