Trang chủ - Tin tức mới

Doanh nghiệp đề xuất Hà Nội lấp hồ Thành Công làm nhà tái định cư

Một doanh nghiệp đã đề xuất UBND Hà Nội cho lấp hồ Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) để làm nhà tái định cư cho người dân khi cải tạo chung cư cũ.

Tại hội thảo khoa học về cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vừa diễn ra, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng để xuất UBND Hà Nội cho phép lấp 1 ha hồ Thành Công để lấy đất xây nhà tái định cư, cho các hộ dân đang sống tại chung cư Thành Công, thuộc diện cải tạo.

Trước đề xuất này, nhiều đại biểu tại hội thảo hết sức ngỡ ngàng. Đại diện doanh nghiệp này giải thích đây là phương án táo bạo song được nhiều hộ dân chấp thuận. Họ không phải rời đi tạm cư nơi khác, lại tận mắt chứng kiến nhà tái định cư được xây dựng như thế nào.

Lấp hồ Thành Công xây nhà tái định cư

Vị này nói: “Người dân đồng ý chuyển sang nhà tái định cư tại chỗ, chủ đầu tư mới tính phương án cải tạo chung cư cũ, mà không mất nhiều thời gian cho việc giải phóng mặt bằng, đền bù”.

Cũng theo đại diện Công ty Việt Hưng, phương án cải tạo chung cư cũ trên “đất vàng” mà chỉ cho xây nhà 24 tầng thì chắc chắn chủ đầu tư không thể cân đối tài chính để thực hiện. Đơn vị này đề xuất 2 phương án: Thứ nhất chấp nhận tái định cư tại chỗ hiện hữu 100%. Diện tích căn hộ tối thiểu 45 m2, giữ lại các công trình tiện ích của khu chung cư, cải tạo khu đô thị xanh mật độ dân cư thấp.

Thứ hai là xây khối nhà tái định cư tối thiểu 24 tầng nhưng có điểm nhấn, cho nâng cao tối đa 45 tầng đối với khối nhà thương mại, cho phép mở rộng ranh giới quy hoạch để có biện pháp thi công tốt nhất, có quỹ đất sạch làm nhà tái định cư.

Trước ý kiến của đại diện doanh nghiệp, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND Hà Nội, cho biết dù thành phố rất quyết tâm, ngay cả có sự chỉ đạo từ Trung ương, công tác cải tạo chung cư cũ của thủ đô tới nay mới chỉ được 1%. Hà Nội hiện vẫn còn hơn 1.200 nhà chung cư cũ.

“Có những đề xuất ngay cả thành phố cũng không dám quyết, cụ thể ở đây là lấp 1 ha hồ Thành Công làm nhà cho dân, dù chủ đầu tư nói sẽ đào thêm hồ chỗ khác. Tuy nhiên, đề xuất này cũng nảy ra cơ chế xác định vị trí tái định cư cho người dân xem trước", ông Hùng khẳng định.

Theo Phó chủ tịch UBND Hà Nội, người dân đồng ý sẽ xây ngay nhà tái định cư, sau đó mới phá chung cư cũ và làm tiếp các hạng mục khác. Như vậy, người dân có nhà về ở luôn, không phải đi nơi khác.

Ông Hùng cũng cho rằng trong công tác cải tạo, quy hoạch chung cư cũ, để tìm được lời giải đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân không dễ chút nào.

“Không phải thành phố thấy khó mà không làm. Lâu nay, Hà Nội trăn trở rất nhiều về công tác cải tạo chung cư cũ. Hà Nội cũng đã dùng nhiều mô hình với các chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp bên ngoài tuy nhiên chỉ mới giải quyết được từng khu nhỏ lẻ, không đạt hiệu quả mong muốn”, Phó chủ tịch UBND Hà Nội nêu.

Tháng 6/2016, UBND Hà Nội đã có văn bản thông báo về danh mục các dự án dự kiến thu hút đầu tư trên địa bàn, trong đó có 10 dự án kêu gọi nhà đầu tư lập quy hoạch, đầu tư xây dựng, cải tạo đồng bộ các khu chung cư cũ. Tổng mức đầu tư cho 10 dự án này dự kiến là 316.800 tỷ đồng (gần 15 tỷ USD).

Nguồn : http://news.zing.vn/doanh-nghiep-de-xuat-ha-noi-lap-ho-thanh-cong-lam-nha-tai-dinh-cu-post735963.html

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản