Trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn lưu truyền những kiêng kỵ liên quan đến việc sử dụng gương, như “gương là đũa thần cho nội thất” hay “dùng kính thủy coi chừng thị phi”.
Nhưng thực ra, nghệ thuật dùng gương lại có liên quan không ít đến cách thức trang trí nội thất để đảm bảo hiệu quả về sử dụng và phong thủy.
Mặt bếp sử dụng kính sơn màu dạng phản quang sẽ tiện
dụng và sáng hơn so với ốp gạch
Gương thực chất là một bề mặt có đặc tính phản quang, giúp phân tán ánh sáng và các luồng khí. Tuy vậy, gương phân tán được khí xấu thì cũng sẽ làm tiêu tán những khí tốt nếu đặt sai chỗ. Vì thế mới có hai nhóm ý kiến trái ngược nhau về gương. Một nhóm tin rằng, nếu treo gương hướng ra ngoài tại nơi giao tiếp nhiều thì sẽ giúp phản lại các tác nhân xấu xâm nhập (xung sát). Nhóm khác lại cho rằng, nên dùng gương để thu hút các hình ảnh bên ngoài vào nhà, tạo sự tích tụ, làm mở rộng tầm nhìn, giúp tăng thêm vật dụng và lợi ích (ví dụ dùng gương ở đằng sau quầy tính tiền của cửa hàng, quán xá để… gia tăng tiền bạc (?). Thực ra đây chỉ là những giải thích mang tính trấn an về tâm lý.
Gương có tác dụng phản quang để tạo góc nhìn rộng hơn, bổ sung thêm ánh sáng, và thực tế thì các hình ảnh phản chiếu trong gương chỉ là ảnh ảo. Do đó, nếu gương gây hiệu ứng lệch lạc về thẩm mỹ, khiến người nhìn chói mắt khó chịu, trở ngại cho giao tiếp thì nên thay đổi mà không cần đắn đo.
Trong phòng ngủ này, mảng gương bố trí ở hai bên đầu giường đồng thời là bàn trang
điểm mà không gây ảnh hưởng về phong thủy
Ánh sáng mang tính dương, để ánh sáng được dẫn truyền tốt thì gương phải đặt ở vị trí lan tỏa ánh sáng cho những chỗ khuất và tối (mang tính âm). Vì vậy, trước khi đặt gương, cần xem xét không gian theo khu vực giao tiếp nhiều hay ít, âm hay dương, để chọn ra các vị trí thuận lợi về tầm nhìn và ánh sáng.
Ví dụ, với một phòng khách có nhiều góc cạnh, nhiều chỗ thiếu sáng... gia chủ cần chú ý cách bố trí đồ nội thất, xem mở cửa lấy sáng ra sao, đặt thêm đèn chiếu sáng và chọn vị trí treo gương để ánh sáng lan tỏa hiệu quả và tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn. Với những căn phòng bị cột án ngữ, có thể bọc gương để xử lý, tạo cảm giác như cột "biến mất" một cách hiệu quả.
Chèn gương vào những khung cửa giả cũng là một cách để tạo ra vị trí Khai Môn theo hướng hợp với tuổi của chủ nhà. Chẳng hạn, nếu gia chủ có tuổi hợp với hướng Đông nhưng hướng này lại là bức tường tiếp giáp nhà hàng xóm, không thể mở được cửa, thì gia chủ có thể tạo khung cửa giả gắn gương ở vị trí này để kích hoạt nguồn khí tốt ở phương vị hợp mệnh với mình.
Tin liên quan
Tranh treo tường cầu thang: Có cần thiết không?
Thế nào là nhà khuyết góc? Xác định nhà khuyết góc và cách hóa giải
5 Điều tối kỵ khi đặt gương trong phòng ngủ
Ba vật phẩm phong thủy thường dùng cho cửa chính
Những điều cần chú ý khi chuyển đến văn phòng mới
Kiến thức phong thủy khi mua nhà cũ
Ý nghĩa của việc treo tranh đồng theo phong thủy
Trang trí nội thất phòng ngủ hợp phong thủy với người tuổi Mão
Những tuổi nào tốt để làm nhà năm Canh Tý 2020?
Một số điều kiêng kỵ trong phong thủy khu vệ sinh
Làm nhà có nên nhất nhất nghe theo "thầy" phong thủy?
Phạm Tam tai có xây nhà năm 2020 được không?
Màu sắc cho phòng khách hiện đại
Những lưu ý trong phong thủy phòng ngủ giúp đem lại sức khỏe tốt
Phong thủy cho ngôi nhà của các bạn trẻ mới "ra riêng"
Những quy tắc bài trí bàn làm việc cho người mệnh Mộc
Những lưu ý về phong thủy cầu thang cho các mệnh
Một số lưu ý về phong thủy khi thiết kế, bố trí gầm cầu thang