Trang chủ - Tin tức mới

Kiếm chác từ nhà ở xã hội

Nhiều chính sách phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) này đang bị chủ đầu tư và người mua nhà trục lợi vì có nhiều kẽ hở trong quản lý đầu tư xây dựng.

Loạn xác nhận, đập thông tường

Năm nào, đoàn thanh tra các cấp đều có kế hoạch kiểm tra dự án NƠXH trên địa bàn Hà Nội.

Song, nhiều năm nay, cơ quan chức năng của Hà Nội chỉ xử phạt được 2 trường hợp chuyển nhượng trái phép NƠXH tại dự án Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) và 8 trường hợp hộ gia đình đăng ký mua nhà 2 lần ở các dự án NƠXH. Còn lại, hầu hết dự án đều được kết luận “đúng quy định, xét duyệt đúng quy trình”. Hiện, mọi quy trình xét duyệt đối tượng, chấm điểm do chủ đầu tư tiến hành.

Thế mới có câu chuyện ông bố của một lãnh đạo là chủ đầu tư dự án NƠXH có căn hộ tại dự án do con xây. Thực tế, một số quy định  bất ổn từ việc đơn giản hóa thủ tục xác nhận cho người dân khi mua NƠXH đã gây nên tình trạng “loạn” xác nhận.

Cụ thể, theo thông tư hướng dẫn của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu mua NƠXH chỉ cần xác nhận chưa có nhà của lãnh đạo nơi công tác (kể cả công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn) kèm theo quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động thời hạn 1 năm trở nên là xong khâu khó nhất khi làm hồ sơ. Đây chính là kẽ hở để các đối tượng “cò” lợi dụng làm khống nhiều bộ hồ sơ và khi được xét duyệt đủ điều kiện mua nhà ngay lập tức chuyển nhượng, khiến chủ đầu tư không thể kiểm soát được.

Chính vì vậy mới có tình trạng, nhiều chủ hộ khi về ở đã bán cho nhau để đập thông tầng như tại dự án NƠXH số 30 Phạm Văn Đồng (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) do Cty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại dịch vụ Bắc Hà làm chủ đầu tư. Cụ thể, hai căn hộ số 20 và 21 của các tầng 8, 9, 14, 18 được đập thông với nhau, tạo thành những căn hộ lớn. Nghiêm trọng hơn, tại tầng 19 có tới sáu căn hộ là 1901, 1902, 1906, 1907, 1920, 1921 được nối thông thành ba căn hộ lớn.

Sai phạm khá rõ nhưng trong văn bản trả lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương liên quan đến việc thông các căn hộ tại dự án NƠXH Phạm Văn Đồng, đại diện Bộ Xây dựng khẳng định Bộ đã nắm được thông tin ông Cương nêu và đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra, làm rõ, xử lý sai phạm (nếu có). Còn theo báo cáo của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, thực tế có một số căn hộ ghép căn tại tòa nhà trên.

“Từ đơn trình bày và hồ sơ của các chủ sở hữu căn hộ cung cấp thì các hộ ghép căn này đều có quan hệ trong gia đình (bố con, anh chị em) và các chủ hộ cho rằng, ghép căn là để tiện cho sinh hoạt gia đình”, văn bản nêu.

Tình trạng cho thuê lại các căn hộ tại dự án NƠXH đang diễn ra tràn lan. Tại không ít dự án NƠXH của các chủ nhân căn hộ nhiều xe sang như: BMW, Lexus...

Có “danh sách đen” đối tượng trục lợi?

Trao đổi với PV, ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết liên quan đến sai phạm của chủ đầu tư và người dân tại NƠXH như: thông căn hộ, cơi nới tầng cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính còn chưa có quy định liên quan đến khắc phục lại hiện trạng.

“Sở Xây dựng cũng thấy bất cập nên chúng tôi đang xem xét kiến nghị một số vấn đề liên quan đến NƠXH. Cụ thể, ngoài xử phạt hành chính phải có chế tài yêu cầu hoàn trả lại hiện trạng. Trong hợp đồng mua bán phải ghi rõ, căn hộ không được phép cho thuê lại mới có cơ sở để xử phạt”, ông Đạm nói.

Ông Đạm cho biết thêm, trách nhiệm xét duyệt cho người mua NƠXH chủ yếu thuộc về chủ đầu tư dự án. Từ lúc bắt đầu nhận hồ sơ đến khi xem xét chấm điểm, người nộp hồ sơ có được mua hay không, có được ký hợp đồng hay không thì chủ đầu tư quyết. Còn Sở Xây dựng chủ yếu kiểm tra để sàng lọc các đối tượng mua ở hai dự án.

“Nếu phát hiện trường hợp chủ đầu tư cố tình vi phạm pháp luật, tiếp tay để trục lợi sẽ liệt họ vào danh sách “đen” trong đầu tư xây dựng NƠXH. Đồng thời Sở xây dựng sẽ kiến nghị thành phố Hà Nội không giao thực hiện các dự án NƠXH khác trên địa bàn”, ông Đạm cho hay.

Còn Luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Phúc Thọ phân tích, do nhu cầu NƠXH là lớn, trong khi nguồn cung có phần hạn chế, nhất là đối với những dự án NƠXH có hạ tầng tốt làm nảy sinh tâm lý sốt ruột, nôn nóng muốn thuê, mua. Chính tâm lý này của khách hàng đã tạo điều kiện cho bên thứ ba tung ra các chiêu trò để trục lợi.

Cũng theo ông Quyền, bán chui NƠXH nếu xảy ra tranh chấp hoặc quá trình sử dụng nhà có vấn đề gì thì người mua hoàn toàn gánh chịu rủi ro. Nếu ai đó kiện người bán hoặc cơ quan liên quan thì không có cơ sở pháp lý, pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà.

Theo Zing.vn

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản