Nếu xét về yếu tố Cát - Hung trong nhà ở, vị trí thích hợp để đặt khu vệ sinh là tại các hướng xấu, không có lợi về khí hậu. Bên cạnh đó, khu vệ sinh cũng cần đảm bảo hợp lý về hệ thống kỹ thuật.
Một số quan niệm khi bố trí nhà vệ sinh đang khiến nhiều người hoang mang, như: phòng vệ sinh tối kỵ đặt trên lầu đè lên cửa ra vào chính dưới trệt; không nên xoay bồn cầu và các đường ống ra phía trước nhà vì sẽ khiến tiền tài và an khang của chủ nhà bị... xả đi hết. Cá biệt, có một số chủ nhà kỹ tính còn xem cả hướng bồn cầu để ngồi sao cho... hợp tuổi. Những quan niệm này có giá trị về mặt khoa học phong thủy đến đâu, và nên giải quyết thế nào?
Nếu xét về yếu tố Cát - Hung trong nhà ở, vị trí thích hợp để đặt khu vệ sinh là tại các hướng xấu, không có lợi về khí hậu. Bên cạnh đó, khu vệ sinh cũng cần đảm bảo hợp lý về hệ thống kỹ thuật. Quan điểm phong thủy cho rằng, Hung gặp Hung hóa Cát. Theo đó, khu vệ sinh nên đặt ở vị trí xấu (theo tính toán về tuổi gia chủ phối hợp với hướng nhà) sẽ tốt hơn là đặt ở vị trí tốt.
Với nhà ống, khi thiết kế khu vệ sinh cần tăng dương giảm âm bằng cách tăng
cường sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên. Ảnh minh họa
Thêm nữa, một khi các khu chức năng chính gồm cửa ra vào, bếp, phòng khách, phòng ngủ, bàn thờ… đã xác định vị trí là các vùng tốt thì đương nhiên những vùng còn lại sẽ dành cho các không gian phụ gồm khu vệ sinh, cầu thang, kho, giặt phơi... Trong ngôi nhà xưa, khu vệ sinh kém tiện nghi và không được chăm chút như bây giờ. Do đó, khi xây nhà, cha ông ta không chỉ phân cung điểm hướng tốt xấu mà luôn đưa khu “nhà xí” ra thật xa khu nhà chính.
Thực tế hiện nay, giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại đã có sự dung hòa, dù vẫn bố trí ở Hung phương nhưng thay vì phải “che giấu” ở những góc tối tăm ẩm thấp, khu vệ sinh có thể bố trí ở nơi thoáng đãng, thậm chí còn là nơi thư giãn cho gia chủ.
Gia chủ có thể yêu tâm bố trí khu vệ sinh dưới gầm cầu thang để tận dụng diện tích
nhưng phải mở cửa trên cao để thoát khí tù hãm.
Nếu chiếu theo la bàn phong thủy thì không bao giờ có sự trùng hợp vị trí cửa chính với khu vệ sinh. Nếu chủ nhà đặt khu vệ sinh trên lầu trùng với vị trí của bộ cửa chính phía dưới thì chỉ do khu vệ sinh đặt sai vị trí, hoặc bộ cửa chính của ngôi nhà đặt sai vị trí. Tuy nhiên, với những ngôi nhà phố nhỏ, nếu đã trót bố trí như vậy thì không thay đổi được. Một hướng khắc phục trong trường hợp này là buộc phải xê dịch một trong hai khu vực này, không để trùng vị trí với nhau. Điều này không quá khó bởi bao giờ bộ cửa trệt cũng lớn hơn so với phòng vệ sinh trên lầu.
Với nhà có nhiều tầng, việc đặt các khu vệ sinh trùng nhau ở vị trí trên dưới sẽ rất thuận lợi cho hệ thống kỹ thuật. Điều cần làm là ngay từ ban đầu phải xác định rõ vùng nào có thể bố trí khu vệ sinh, xem xét trên - dưới các vùng ấy là không gian gì để quyết định bố cục mặt bằng. Việc còn lại chỉ là tránh để khu vệ sinh phía bên trên bếp nấu, bàn thờ (thủy khắc hỏa) và cửa chính. Do đó, có thể tận dụng không gian vệ sinh dưới gầm thang sao cho đảm bảo tiện nghi thoải mái. Khi chủ nhà đã xác định được các vấn đề chính - phụ thì hướng của lavabo, bồn cầu thế nào không còn đáng kể nữa.
Tin liên quan
Tranh treo tường cầu thang: Có cần thiết không?
Thế nào là nhà khuyết góc? Xác định nhà khuyết góc và cách hóa giải
5 Điều tối kỵ khi đặt gương trong phòng ngủ
Ba vật phẩm phong thủy thường dùng cho cửa chính
Những điều cần chú ý khi chuyển đến văn phòng mới
Kiến thức phong thủy khi mua nhà cũ
Ý nghĩa của việc treo tranh đồng theo phong thủy
Trang trí nội thất phòng ngủ hợp phong thủy với người tuổi Mão
Những tuổi nào tốt để làm nhà năm Canh Tý 2020?
Làm nhà có nên nhất nhất nghe theo "thầy" phong thủy?
Phạm Tam tai có xây nhà năm 2020 được không?
Màu sắc cho phòng khách hiện đại
Dùng gương thế nào mới là đúng phong thủy?
Những lưu ý trong phong thủy phòng ngủ giúp đem lại sức khỏe tốt
Phong thủy cho ngôi nhà của các bạn trẻ mới "ra riêng"
Những quy tắc bài trí bàn làm việc cho người mệnh Mộc
Những lưu ý về phong thủy cầu thang cho các mệnh
Một số lưu ý về phong thủy khi thiết kế, bố trí gầm cầu thang