Trang chủ - Tin tức mới

Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào

Với Thông tư 22, động thái của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục kiểm soát tín dụng bất động sản. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, trong năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào.

Bất động sản đón dòng vốn tích cực

Tại hội thảo, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết thị trường bất động sản 2019 và 2020 tiếp tục đón dòng vốn tích cực. Dòng vốn này đa dạng, đến từ 5 nguồn: 

Nguồn vốn thứ nhất là vốn tín dụng, theo NHNN, vốn tín dụng cho bất động sản vẫn đang tăng khá tốt, khoảng 14,6% tính đến hết tháng 9/2019 (so với mức tăng tín dụng chung là 9,4%). Trong đó, cho vay kinh doanh bất động sản tăng khoảng 5,5% với tổng dư nợ khoảng 550 ngàn tỷ đồng (chiếm khoảng gần 7% tổng dư nợ của toàn bộ nền kinh tế); cho vay để mua nhà, sửa nhà tăng 19,6%, chiếm khoảng 11,8% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế.

Nguồn vốn thứ hai là đầu tư nước ngoài (FDI), tổng nguồn vốn đăng kí và góp vốn là 4,8 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam). Trong đó, đăng ký mới và bổ sung vào khu vực bất động sản đạt khoảng 2,86 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đăng ký mới.

Nguồn vốn thứ ba là tư nhân, 11 tháng đầu năm có 16 nghìn doanh nghiệp xây lắp thành lập mới, tăng 2%; 7,3 nghìn doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, vốn tăng 27,5%. 

Nguồn vốn thứ tư là trái phiếu doanh nghiệp, 11 tháng đầu năm 2019, tổng trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành đạt 237.000 tỷ đồng, riêng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đạt 71.000 tỷ đồng. Đây là một nguồn vốn quan trọng của thị trường bất động sản. 

Nguồn vốn thứ năm là Fintech (công nghệ tài chính). Trên thực tế, hiện Fintech mới chỉ dừng lại ở việc thanh toán nhưng xa hơn, fintech sẽ có vai trò trong việc huy động vốn vào đầu tư bất động sản hoặc góp phần tạo nên hệ sinh thái bất động sản. 

Trong các nguồn vốn trên, bà Nguyễn Hồng Vân, giám đốc thị trường JLL Hà Nội đánh giá cao nguồn vốn FDI. Sau lĩnh vực chế biến, chế tạo, bất động sản là lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 2. Trong năm 2019, bất động sản công nghiệp là loại hình thu hút FDI lớn nhất, chiếm đến 69% tổng nguồn vốn FDI. Đáng chú ý, Hồng Kông đang giữ vị trí quán quân về FDI vào Việt Nam, trong khi những năm trước vị trí này thuộc về Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. 

Nhiều vấn đề về dòng vốn cho thị trường bất động sản được các chuyên gia thảo luận tại hội thảo

Bà Vân cho rằng dòng vốn ngoại sẽ mang đến nhiều tác động tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam bởi các nhà đầu tư ngoại sẽ không chỉ mang theo nguồn vốn mà còn là kinh nghiệm trong đầu tư, xây dựng và phát triển dự án. 

Nguồn vốn ngân hàng vẫn áp đảo

Dù thị trường bất động sản đón nhận “đa dạng hóa” dòng vốn nhưng nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng vẫn đang đóng vai trò chủ đạo. Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho hay, hiện nguồn vốn ngân hàng đang chiếm đến 60% dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản, 40% còn lại là đến từ FDI, tư nhân, trái phiếu doanh nghiệp. Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng xu thế áp đảo của dòng vốn ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2020. 

Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục ban hành Thông tư 22, với nội dung sẽ siết lại các hoạt động của ngân hàng theo hướng “an toàn hơn”. Theo đó, thông tư 22 quy định rõ lộ trình tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Theo đó, từ 1/1/2020 đến 30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; từ 1/10/2020 đến 30/9/2021 là 37%; từ 1/10/2021 đến 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%. 

Như vậy, với thông tư này, việc cho vay trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục bị hạn chế, hệ số rủi ro cho vay kinh doanh bất động sản tăng từ 150% lên 200%. Tuy nhiên, ông Lực cho rằng thông tư này là cần thiết để định hướng tín dụng vào những chỗ bất động sản gắn với thực tiễn, hạn chế hoạt động đầu cơ. Thông tư 22 cũng sẽ giúp thị trường trở nên lành mạnh khi khuyến khích cho vay xây và sửa chữa nhà. 

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết khoảng 3 năm nay thị trường ngân hàng ổn định. Đáng chú ý, khối ngân hàng thương mại năng lực tài chính tăng gấp đôi, đạt mức bình quân của Đông Nam Á với tỷ lệ lãi ròng trên vốn tăng cao. Ông Nghĩa khẳng định sự ổn định này sẽ không tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản. 

Ông Nghĩa không phủ nhận việc chính sách của Ngân hàng Nhà nước là có kiểm soát và thắt chặt với bất động sản nhưng cho rằng mức độ thắt này còn khá “lỏng”. Ông Nghĩa nhấn mạnh, cần phải coi trọng dòng vốn ngân hàng vào bất động sản bởi dòng vốn ngân hàng là dài hạn, đảm bảo cho ngân hàng và bất động

Tin liên quan

Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?

Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?

Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình

Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị

Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn

Chiến lược mua bất động sản thời bão giá

Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"

Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu

Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?

Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020

Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá

Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt

Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ

Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới

Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?

Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?

Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030

Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản

Việt Úc Varea – Tâm điểm đầu tư khu Tây Sài Gòn