Trong quý III, thị trường bất động sản TP.HCM khởi sắc ở hầu hết các phân khúc trong khi bức tranh đó ở Hà Nội khá ảm đạm.
Theo báo cáo của Savills, trong quý III tại Hà Nội, giá thuê mặt bằng bán lẻ giảm, nguồn cung khách sạn cũng giảm, khối lượng giao dịch và nguồn cung căn hộ cũng chậm lại…
Cụ thể, Hà Nội có khoảng 1,2 triệu m2 mặt bằng bán lẻ, tăng 3% so với quý II và 23% so với cùng kỳ năm 2015. Nguồn cung tăng, nhưng giá thuê tầng trệt lại giảm tại tất cả loại hình bán lẻ.
“Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài buộc một số dự án phải tiếp tục cải tạo và tái cơ cấu mặt bằng bán lẻ”, Savills cho biết.
Ở phân khúc căn hộ để bán, trong quý III, tổng nguồn cung sơ cấp đạt 17.000 căn, giảm 2% so với quý II. Có 13 dự án mở bán thêm và 10 dự án mở bán mới, cung cấp 5.700 căn hộ ra thị trường, nhưng vẫn giảm 6% so với quý II. Căn hộ hạng B ghi nhận khối lượng bán cao nhất trong 6 quý liên tiếp, chiếm 51% tổng số căn bán được.
Tương tự, nguồn cung thị trường khách sạn ở Hà Nội cũng giảm 5,2% so với quý II. Tuy nhiên, giá phòng lại tăng 4% so với quý II và 12% so với năm trước.
Trong quý III, ở Hà Nội chỉ có phân khúc biệt thự và nhà liền kề là tăng trưởng. Tổng nguồn cung phân khúc này đạt 33.500 căn, tăng 3% so với quý II và 10% so với năm 2015. Quận Hà Đông tiếp tục dẫn đầu nguồn cung với 26% thị phần.
Theo Savills Việt Nam, trong quý IV sẽ có hơn 800 căn biệt thự và nhà ở liền kề được bán ra. Ở phân khúc căn hộ để bán, có hơn 13.000 căn sẽ gia nhập thị trường. Phần nhiều là căn hộ hạng B đến từ Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ và Hai Bà Trưng.
Đối lập với bức tranh ảm đạm ở Hà Nội, tại TP.HCM, phân khúc biệt thự và nhà liền kề có lượng giao dịch đạt mức kỷ lục, tăng 193% theo năm. Quận 2 và 9 tiếp tục đạt tình hình hoạt động tốt nhất trong quý này, chiếm 51% tổng lượng giao dịch.
Cùng với đó, nhu cầu thực thuê trong những dự án hạng sang mới cũng tăng mạnh. Giá thuê trung bình tăng 4% theo quý, chủ yếu là do hoạt động tốt của Saigon Centre vừa mở lại và dự án mới Aeon Mall Bình Tân.
Tại TP.HCM, theo Savills, tổng nguồn cung sơ cấp đạt hơn 40.300 căn hộ trong tất cả phân khúc gồm cả 4.600 căn đến từ 11 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 1 dự án hiện hữu được mở bán.
Lượng giao dịch về căn hộ hạng C tăng đáng kể, khoảng 15% theo quý, tuy nhiên, hạng A có tỷ lệ hấp thụ cao nhất với 34%. Trong khi đó, lượng giao dịch của hạng B giảm 12% sau khi tăng 6 quý liên tiếp. Từ quý IV/2016 đến năm 2018, dự kiến sẽ có hơn 50.000 căn hộ sẽ gia nhập thị trường này.
Savills nhận định việc phải cạnh tranh với lượng cung căn hộ mua cho thuê lại quá lớn trong tương lai có thể sẽ tạo áp lực lên giá thuê căn hộ dịch vụ tại TP.HCM.
Tin liên quan
Thị trường bất động sản ra sao khi đại dịch Covid-19 bùng phát?
Ngoài BĐS nghỉ dưỡng, phân khúc nào chịu ảnh hưởng của Covid-19?
Homestay hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang tại Ninh Bình
Dự án Aio City bị thanh tra kiến nghị
Tổng giám đốc FLC: Doanh nghiệp BĐS lao đao vì nhiều điểm nghẽn
Chiến lược mua bất động sản thời bão giá
Thị trường bất động sản 2020: Vào chiều sâu, ít nguy cơ "bong bóng"
Trở ngại của thị trường bất động sản không nằm ở sức cầu
Dân sẵn tiền nhưng ít sản phẩm để mua, BĐS 2020 có rơi vào khủng hoảng?
Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản 2020
Sau 2 năm Quy hoạch Thủ đô, BĐS khu Đông phát triển bứt phá
Căn hộ duplex hơn 100 m2 với giá từ 3 tỷ đang thu hút doanh nhân thành đạt
Biệt thự 18 triệu USD của tỷ phú Mỹ
Bất động sản nghỉ dưỡng biến đổi mạnh với thế hệ du khách mới
Khu vực nào Hà Nội đang nóng sốt ăn theo siêu sự án?
Giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm nặng?
Năm 2020, nguồn vốn đổ vào bất động sản vẫn dồi dào
Nhà đầu tư bất động sản gặp khó khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
Hà Nội phê duyệt đề cương phát triển đô thị đến năm 2030
Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản